Yếu tố cảnh quan, khí hậu, hạ tầng và chi phí đầu tư còn thấp đã khiến Lâm Hà nhanh chóng trở thành thị trường BĐS vệ tinh Đà Lạt được giới đầu tư chú ý.

Hạ tầng phát triển

Từ lâu, Đà Lạt đã là thị trường Bất động sản (BĐS) có giá trị vượt trội, là một trong những điểm nóng về phát triển tại khu vực cao nguyên Lâm Đồng. Tuy nhiên, với xu hướng sở hữu bất động sản phố núi của người Sài Gòn và các thành phố lớn khác đổ về Đà Lạt, cùng nguồn cung lớn về lượng khách du lịch khiến hạ tầng thành phố quá tải, quỹ đất khan hiếm và mặt bằng giá đắt đỏ cùng tính cạnh tranh cao, tạo nên tâm lý dè dặt và ít cơ hội cho nhà đầu tư.
Là một trong những khu vực vệ tinh của Đà Lạt, Lâm Hà không chỉ kết nối nhanh chóng mà còn thừa hưởng trực tiếp cơ sở hạ tầng, tiềm năng về định hướng quy hoạch chung của Đà Lạt và vùng phụ cận. Từ Lâm Hà, du khách chỉ mất khoảng 20 phút để di chuyển đến Đà Lạt, 30 phút tới sân bay Liên Khương. Không chỉ có vậy, Lâm Hà còn sở hữu hạ tầng phát triển với nhiều hạng mục quan trọng về đường hàng không, đường bộ, hệ thống đường vành đai, cao tốc. Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài hơn 200km đã khởi công xây dựng vào quý IV/2020. Khi hoàn thiện, tuyến cao tốc này sẽ kết nối đồng bộ với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM lên Bảo Lộc chỉ còn khoảng 2 tiếng đồng hồ, thích hợp cho nhu cầu nghỉ ngắn ngày hoặc cuối tuần.

Lâm Hà – Điểm đến mới được “ chọn mặt gửi vàng”

Theo “Quyết định điều chỉnh Quy hoạch chung của TP. Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 – tầm nhìn đến năm 2050”, phạm vi điều chỉnh quy hoạch TP. Đà Lạt và các vùng phụ cận bao gồm: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà. Riêng Lâm Hà, với vai trò vùng đệm sinh thái được định hướng trở thành “Trung tâm du lịch hỗn hợp, công viên chuyên đề nông nghiệp công nghệ cao”. Điều này đã khiến các nhà đầu tư chuyển hướng tâm lý lựa chọn mua những khu vực vệ tinh xung quanh “Tiểu Paris: Đà Lạt”, và Lâm Hà nhanh chóng trở thành điểm đến được ưa thích.

Trong khi đó, không chỉ sở hữu khí hậu tương đồng mát mẻ với Đà Lạt mà Lâm Hà với lợi thế khi sở hữu nét hoang sơ, không khí trong lành phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng, nhà vườn, trang trại sinh thái. Điều này đã thu hút du khách trong và ngoài nước tới Lâm Hà, trong giai đoan từ năm 2017- 2020, Lâm Hà đã đón 26, 500 lượt khách du lịch, tăng trưởng bình quân 11,3%/ năm. Đây có thế là lợi thế rất lớn cho việc phát triển BĐS nghỉ dưỡng, BĐS du lịch tại khu vực này. Đồng thời, với việc Đà Lạt ngày càng quá tải về cơ sở hạ tầng lưu trú và giao thông thì còn là sự dịch chuyển tâm lý của khách du lịch muốn khám phá những khu vực hoang sơ, trải nghiệm một phong cách sống mới khiến Lâm Hà nhanh chóng trở thành điểm “chọn mặt gửi vàng”
Sở hữu nhiều thế mạnh về hạ tầng, tốc độ phát triển nhanh cùng khí hậu mát mẻ quanh năm phù hợp với du lịch nghỉ dưỡng nhưng giá bất động sản của Lâm Hà hiện nay vẫn đang ở mức độ thấp hơn so với khu vực, đây chính là lợi thế rất lớn trong việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. từ năm 2018 đến nay, giá đất trung bình mỗi năm tại Lâm Hà nói riêng, Lâm Đồng nói chung tăng từ 16 – 18%, số lượng giao dịch nhà đất thành công cũng tăng lên khoàng 22%/năm. Nhiều nhà đầu tư dự đoán, trong vòng vài năm nữa, với sự phát triển nhanh chóng của mình, Lâm Hà sẽ không thua kém Đà Lạt.
“ Với những lợi thế về quỹ đất, cùng chính sách ưu đãi, Lâm Hà sẽ nhanh chóng trở thành “tiểu Paris” tiếp theo sau Đà Lạt trong thời gian sắp tới. Tôi cho rằng đây là thời điểm đúng đắn để lựa chọn Lâm Hà đầu tư”- Ông Ngô Ngọc Toàn – GĐ Công ty TC Real, chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng tại Lâm Hà nhận định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *